Đá phạt trực tiếp trong môn bóng đá và điều cần biết

Đá phạt trực tiếp là một trong những thuật ngữ vô cùng quen thuộc ở trong bóng đá. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tình huống này cũng như điều gì dẫn đến sự xuất hiện của nó,… Trong bài viết này, những thông tin dưới đây của cadobongda168 sẽ giải đáp thắc mắc của anh em về trường hợp này một cách chi tiết nhất.

Đá phạt trực tiếp

Đá phạt trực tiếp được hiểu như thế nào?

Đá phạt trực tiếp là gì?

Đá phạt trực tiếp được coi là một trong những tình huống cố định đôi khi xảy ra trong các trận bóng, lúc các cầu thủ ở phía tấn công bị đối thủ ngăn cản và phạm lỗi ở bên ngoài khu vực giữa sân hoặc gần 16m50.

Những pha đá phạt trực tiếp thường được các cầu thủ coi đó là cơ hội để ghi bàn và giành lấy lợi thế về cho đội của mình. Do đó, tình huống này luôn được cả 2 đội mong đợi, đặc biệt là càng gần cầu môn đối phương càng tốt. Mọi bàn thắng mà họ ghi được dù đá phạt trực tiếp và gián tiếp thì đều sẽ được công nhận, mặc cho có chạm hoặc không chạm vào hàng rào, trước khi bay vào lưới. 

Hình ảnh Cristiano Ronaldo đá phạt trực tiếp 

Hình ảnh Cristiano Ronaldo đá phạt trực tiếp 

Bởi vậy, các cầu thủ ở phía tấn công thường cố gắng tiếp cận gần khu vực vòng cấm rồi khiến cho đối phương phạm lỗi với mình. Nếu tình huống xảy ra trong khu vực 16m50 thì sẽ là điều không thể tốt hơn, vì sẽ được hưởng quả phạt đền trực tiếp.

Luật đá phạt trực tiếp

Theo điều 13 của Liên Đoàn bóng đá FIFA về luật đá phạt trực trực tiếp, khi trọng tài thổi còi rồi chỉ tay xuống vị trí mà cầu thủ bị đối thủ phạm lỗi hay để bóng chạm tay thì đó được coi là điểm đặt bóng của một pha đá phạt. Đội bị phạt sẽ thiết lập hàng rào nhằm ngăn chặn cũng như giảm thiểu một cách tối đa sự nguy hiểm từ tình huống đó.

Hàng rào này thường phải được sắp xếp cách vị trí đặt bóng tối thiểu khoảng 9m15 cho đến lúc các cầu thủ chạm vào bóng khi sút phạt. Thời gian tạo hàng rào sẽ tùy thuộc tùy vào mức độ nguy hiểm có thể dẫn tới khả năng có bàn thắng từ pha đá phạt. 

Luật đá phạt trực tiếp

Luật đá phạt trực tiếp

Ví dụ, ở những trường hợp pha đá phạt trực tiếp được đặt ngay sát bên cạnh vòng cấm địa. Trọng tài sẽ cho thủ môn bên phía đội bị phạt có thêm thời gian để chỉ đạo đồng đội thiết lập hàng rào chắn. Nếu như vị trí của đá phạt trực tiếp không tiếp cận quá gần vòng cấm thì hàng rào chống sút phạt sẽ được đặt ở khoảng cách tối thiểu bằng ⅓.

Cầu thủ thực hiện pha đá phạt trực tiếp có thể thực hiện pha sút bóng ngay sau khi đã được trọng tài cho phép, khi không có bất kỳ ai của bên kia đứng trong phạm vi 3m. Tình huống sẽ được coi là hợp lệ khi chân chạm trực tiếp vào bóng. 

Đặc biệt, khi bóng chạm tay cầu thủ đối phương ở đâu thì pha đá phạt sẽ được đặt ngay tại đó. Nếu trường hợp diễn ra trong vòng cấm địa thì sẽ được hưởng một quả đá phạt đền.

Đá phạt trong vòng cấm

Đá phạt trong vòng cấm là một tình huống xảy ra khi vị trí phạm lỗi nằm trong khu vực cấm địa hay còn gọi với cái tên vòng 16m50. Cách đá phạt này được coi là hình thức khi một cầu thủ sẽ được cho phép tung cú đá duy nhất tới thẳng khung thành của thủ môn đối phương. 

Đá phạt trong vòng cấm

Đá phạt trong vòng cấm

Trong trường hợp này, vị trí để đặt quả bóng thường sẽ luôn ở chấm phạt đền ( đá penalty) bất chấp lỗi vi phạm xảy ra ở đâu trong vòng cấm địa. Ngoài ra, tình huống sẽ được coi như là bóng sống ( có thể chơi bình thường) ngay sau khi bay ra khỏi khu vực 16m50.

Đá phạt nhanh

Do một vài yếu tố về mặt chiến thuật, ví dụ như nhằm gây bất ngờ trong khi đang phòng ngự hoặc cố gắng lợi dụng việc vị trí đứng thuận lợi của các cầu thủ đối phương,… bên tấn công bị phạm lỗi sẽ có thể hưởng sút phạt và thực hiện một pha đá phạt nhanh.

Các cầu thủ đang thực pha đá phạt nhanh

Các cầu thủ đang thực pha đá phạt nhanh

Đây được coi là một trong các hình thức đá phạt trực tiếp được áp dụng trong mọi quy tắc bóng đá. Tuy nhiên, các cầu thủ của bên phạm lỗi không nhất thiết phải đứng cách xa quả bóng tối thiểu khoảng 9,15m, trọng tài sẽ là người toàn quyền quyết định liệu có cho tiến hành tình huống này hay không. 

Các trường hợp có thể dẫn tới đá phạt nhanh khi cầu thủ phạm lỗi bị trọng tài thổi phạt:

  • Cầu thủ cố tình hay vô ý đá vào một người bên đội đối phương.
  • Cầu thủ phạm lỗi ngáng chân với đối thủ.
  • Cầu thủ nhảy lên và cố ý chèn lên người đối thủ.
  • Trong lúc đi bóng húc hoặc đẩy cầu thủ bên đối phương.
  • Cố ý níu kéo áo của cầu thủ đối phương.
  • Cố ý khạc nhổ nước bọt vào người của đội bên kia.
  • Sử dụng vũ lực như đấm, thúc cùi chỏ, đá,… với cầu thủ bên kia.
  • Cố ý dùng tay chơi bóng để ngăn cú sút đối phương ( trừ thủ môn).

Những điểm đặc biệt trong đá phạt trực tiếp

Đá phạt trực tiếp thường có cơ hội rất lớn để có thể đưa bóng vào cầu môn ngay lập tức. Vì vậy, khá nhiều cầu thủ sở hữu khả năng sút phạt có thể tạo nên những bàn thắng vô cùng mãn nhãn. Các cách đá phạt chủ yếu bao gồm:

Cách đá phạt kinh điển

Cách đá phạt kinh điển

  • Sút má trong: điều này tận dụng má trong để có thể đưa bóng bay cao hơn rào chắn rồi đi thẳng vào cầu môn. Những kiểu sút này hay được thực hiện bởi các cầu thủ sở hữu lòng bàn chân khá to, kỹ thuật cá nhân tốt.
  • Đá mu chính diện: Cú đá này có một tốc độ cùng lực sút tương đối mạnh. Tuy nhiên, độ chính xác thường không cao, hay được sử dụng để dứt điểm ở khoảng cách xa.
  • Sút mu lai má kỹ thuật: Với kiểu đá này, bóng có thể sẽ bay mạnh và liệng, độ khó cao hơn khá nhiều và độ chính xác tương đối thấp.
  • Sút nhẹ kỹ thuật: Cách đá phạt này đòi hỏi chạm bóng bằng ít phần của lòng bàn chân nhất, nhằm tạo điều khiển cho quả bóng bay liệng hiệu quả dù lực nhẹ. Đây được coi là kiểu sút mang thương hiệu của ‘vua đá phạt’ Juninho….

Đá phạt trực tiếp và gián tiếp

Trong các cuộc thi đấu bóng đá, các lỗi có thể xảy ra trên phạm vi sân cỏ là tình huống vô cùng dễ dàng gặp phải cũng như tùy thuộc vào việc trọng tài sẽ xử lý đá phạt trực tiếp và gián tiếp. Từ những cú sút này mà nhiều đối bóng sẽ tận dụng để ghi bàn thắng.

Messi thực hiện pha đá phạt trực tiếp

Messi thực hiện pha đá phạt trực tiếp

Đá phạt gián tiếp được hiểu là trái bóng sau khi được cầu thủ đá phạt sút bay lên thì nhất thiết phải chạm vào một cầu thủ khác trước khi đi vào lưới. Nếu pha sút phạt đó không va vào họ mà trực tiếp vào khung thành, bàn thắng đó sẽ không được tính hợp lệ.

Những lỗi vi phạm có thể dẫn tới việc đá gián tiếp

Để có thể xác nhận tình huống của pha đá phạt gián tiếp, mỗi trọng tài đều sẽ phải xác định lỗi của các cầu thủ ở trên sân. Về 2 đội, khi thực hiện cú đá cần phải đặt bóng ở đúng vị trí lẫn thực hiện theo đúng luật mà liên đoàn bóng đá thế giới đã đề ra. Những lỗi có thể bị phạt bao gồm:

Đối với những cầu thủ trên sân phạm lỗi và bị trọng thổi đá phạt gián tiếp:

  • Cầu thủ vi phạm vào lỗi việt vị.
  • Cầu thủ chơi bóng theo cách thô bạo.
  • Ngăn cản trái phép đường tiến công của đối phương
  • Có hành vi quấy rối khi thủ môn đưa bóng vào trận.
  • Vi phạm vào bất kỳ lỗi nào không có ở điều 12 khiến cầu thủ bị cảnh cáo hay truất quyền thi đấu.

Hình ảnh cầu thủ chơi bóng thô bạo

Hình ảnh cầu thủ chơi bóng thô bạo

Đối với thủ môn, trọng tài sẽ thổi còi và quyết định trao quyền sút phạt gián tiếp cho đối thủ khi phạm lỗi sau:

  • Chạm hay bắt bóng từ những quả ném biên của đồng đội.
  • Giữ bóng quá lâu, khoảng 6 giây trong tay mà không đưa nhập cuộc.
  • Khi đồng đội chuyền bóng về lại chạm hoặc bắt.
  • Khi cầu thủ đối phương dự định cướp bóng, nhưng thủ môn chỉ chạm mà không bắt một cách dứt khoát.
  • Chạm tay hay bắt khi bóng đã được đưa vào cuộc, nếu bóng chưa qua chân bất kỳ cầu thủ nào.

Vị trí và ký hiệu để đá phạt gián tiếp

Hầu như các quả đá phạt đều được thực hiện ở những vị trí xảy ra lỗi, trừ các tình huống xảy ra trong vòng cấm địa của đội được hưởng sút phạt. Theo đó, vị trí để những pha này như sau:

  • Vị trí sút phạt hầu như được thực hiện ngay tại vị trí phạm lỗi.
  • Vị trí đá phạt sẽ có thể ở bất kỳ nơi nào ở trong vòng cấm khi thủ môn bị thổi còi phạt gián tiếp.
  • Quả bóng phải được đặt nằm yên tại vị trí phạt trước khi sút.
  • Mọi cầu thủ của đội bị thổi phạt, phải cách vị trí đặt bóng khoảng 9,15m trở lên.
  • Khi các cầu thủ đang đứng ở những vạch giữa 2 cột dọc của khung thành thì đội đối phương được đứng gần 9,15m so với vị trí phạt.

Vị trí sút phạt

Vị trí sút phạt

Trong trận đấu, khi trọng tài xác định tình huống phạm lỗi thì ký hiệu để xác định pha đá phạt gián tiếp là giơ tay thẳng lên cao. Sau đó, tư thế này sẽ được giữ nguyên cho đến khi cú sút phạt sẽ được thực hiện ( khi đó bóng sẽ chạm vào một cầu thủ khác hay đã đi hết ra đường biên).

Quy định khi bóng vào cầu môn sau khi thực hiện đá phạt gián tiếp

Pha sút phạt trực tiếp sẽ được công nhận là hợp lệ, chỉ khi bóng đã bay hoặc chạm tới ít nhất là một cầu thủ nữa trước khi đi vào cầu môn. Lúc đó, bàn thắng mới được tính cho đội được hưởng đá phạt.

Quy định về bàn thắng khi đá phạt gián tiếp

Quy định về bàn thắng khi đá phạt gián tiếp

Sau khi đá phạt, nếu quả bóng mà bị cản lại bởi một cầu thủ đội đối phương. Tiếp đó, bật ra hết đường ngang giới hạn của sân thì sẽ được trọng tài cho thực hiện pha đá phạt góc. 

Trong trường hợp mà quả bóng không hề chạm vào bất kỳ ai mà vào bay thẳng vào lưới. Lúc đó, bàn thắng sẽ không được công nhận và thủ môn của đội bên kia có quyền được phát bóng lên.

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ cho mọi người thông tin một cách đầy đủ nhất về đá phạt trực tiếp trong bộ môn bóng đá. Qua đó, anh em sẽ có thêm kiến thức về tính huống này khi theo dõi những trận cầu tại các giải đấu.