Penalty là gì? Khi nào cần phải thực hiện sút phạt Penalty

Đối với những người hâm mộ môn thể thao vua, những tình huống sút phạt ở trên chấm phạt đền luôn mang đến cảm xúc hồi hộp cùng hưng phấn. Vậy Penalty là gì? những trường hợp nào có thể dẫn đến điều này. Bài viết cadobongda168 sẽ chia sẻ cho anh em các thông tin liên quan cũng như nội dung cần thiết một cách chi tiết dưới đây.

Đá penalty là gì?

Đá penalty là gì?

Penalty là gì

Penalty là gì? Đây được gọi là đá phạt đền hoặc phạt 11m, một kiểu sút phạt ở trong bóng đá, được thực hiện ở vị trí dấu chấm cách khung thành khoảng 11m. Cú sút này chỉ có sự tham gia của 1 cầu thủ được chỉ định và thủ môn của bên bị thổi phạt.

Gần như tất cả các cú sút penalty được thực hiện đều sẽ có bàn thắng dù cho thủ môn đối phương có là đẳng cấp quốc tế. Việc này cho thấy rằng, phạt 11m mang một tính chất vô cùng quan trọng, đặc biệt khi trận đấu đang ở thế cân bằng và chưa có đội nào mở tỷ số. Tuy nhiên, nếu cầu thủ đá trượt hay bị thủ môn cản lại thì tâm lý rất dễ bị ảnh hưởng, không chỉ cho bản thân mà có thể lan tới các đồng đội khác.

Hiện nay, mọi người thường cho rằng penalty và sút luân lưu là một do 2 hình thức này được thực hiện trên chấm phạt đền 11m. Thế nhưng, về bản chất thì lại khác nhau hoàn toàn. Nên nhớ sút luân lưu chỉ được áp dụng, khi thời gian thi đấu hiệp chính lẫn hiệp phụ đã kết thúc mà tỷ số vẫn đang hòa và trải qua 5 lượt để xác định đội chiến thắng chung cuộc.

Khi nào phạt penalty

Mọi người đã hiểu Penalty là gì? nhưng không biết các trường hợp nào có thể dẫn đến đá phạt penalty. Theo các điều luật bóng đá đang được hiện hành, trọng tài sẽ tiến hành thổi còi khi cầu thủ phòng ngự phạm lỗi với bên tấn công hay chạm tay khi ở trong vòng cấm. Trọng tài sẽ ra hiệu dừng trận rồi chỉ tay vào chấm đá phạt đền.

Tình huống Duy Mạnh phạm lỗi dẫn đến penalty

Tình huống Duy Mạnh phạm lỗi dẫn đến penalty

Thêm vào đó, các quả sút 11m cũng có thể xảy ra nếu ở trong 2 tình huống đặc biệt như, cầu thủ phạm lỗi ở bên ngoài vòng cấm địa nhưng trọng tài xác định sai lầm hay tiền đạo đánh cố ý ngã lúc tranh chấp để đánh lừa “vua áo đen” trong khi sự thật không phải vậy

Mặc dù các trường hợp trên đều không phù hợp về tinh thần cũng như công bằng cơ bản trong bóng đá. Tuy nhiên, những quyết định mà trọng tài đưa ra đều dựa theo các quy tắc trong bộ luật bóng đá và thay đổi là cực khó. 

Do đó, cầu thủ đã lợi dụng việc này để tìm mọi cách nhằm đánh lừa những người cầm còi. Khiến cho trong lịch sử bóng đá, đã xuất hiện rất nhiều tranh cãi cũng như thảo luận trong cộng đồng lẫn người hâm mộ về các quả penalty.

Những cách đá penalty

Trong các tình huống thổi phạt dẫn đến penalty, cầu thủ được chỉ định lên sút sẽ chịu khá nhiều áp lực, nhất là khi đang thi đấu trong những trận cầu có ý nghĩa quan trọng. Tại đây, họ sẽ phải đưa ra quyết định về cách đá để thực hiện thành công tình huống này.

Cách đá thông thường

Cầu thủ được chỉ định sút phạt sẽ thực hiện sau khi nhận được tiếng còi từ trọng tài và bàn thắng sẽ được tính khi bóng đã lăn qua vạch vôi của cầu môn. Trận đấu sẽ được bắt đầu lại và do bên thua phát bóng.

Cách đá penalty thông thường

Cách đá penalty thông thường

Cách đá penalty thông thường chính là một hình thực sút phạt ở khoảng cách gần và trước mặt chỉ còn thủ môn, có nghĩa bàn thắng được ghi một cách trực tiếp. Tuy nhiên, đôi lúc bóng sẽ được thủ môn cản lại hoặc bị bật ra từ xà ngang hay cột dọc.

Cách đá phối hợp

Ngoài việc thực hiện các kiểu sút thông thường, cách sút penalty phối hợp có thể thực hiện với 2 đồng đội với nhau, người đầu tiên sẽ cố ý đá trúng vào khung thành và khi bóng bật ra thì cầu thủ khác sẽ lao lên để đá bồi. 

Cách đá penalty phối hợp

Cách đá penalty phối hợp

Chiến thuật này phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như sự ăn ý của cả 2 người đồng đội, tính bất ngờ khiến cho cầu thủ lẫn thủ môn đối phương không kịp xử lý. Từ đó, tình huống phối hợp sút penalty  mới thành công và có bàn thắng.

Những trường hợp vi phạm luật Penalty

Bất kỳ đội bóng nào được hưởng phạt đền thì hầu như đều sút tung lưới đối phương và sẽ sở hữu lợi thế dẫn bàn, nắm được lợi thế quan trọng. Những trường hợp có thể coi là vi phạm luật penalty bao gồm:

  • Bên phòng thủ phạm lỗi, trước khi quả sút được thực hiện thì bàn thắng được chấp nhận, nếu không phải đá lại.
  • Bên thực hiện phạt đền có lỗi, khi bàn thắng được ghi thì sẽ đá lại, đội tấn công sẽ bị phạt gián tiếp ở vị trí xảy ra phạm lỗi.
  • Nếu như 2 đội có lỗi thì phải tiến hành đá lại.
  • Nếu bất kỳ cầu thủ nào thực hiện cú sút phạt đền ( dù có bật ra từ xà ngang hay cột dọc cũng như không chạm vào thủ môn) thì sẽ bị phạt ở nơi phạm lỗi.

Với các cầu thủ vi phạm luật đá penalty thì trọng tài sẽ thổi còi và phạt thẻ vàng, khi cố gắng xâm nhập vào trong vòng cấm địa quá nhiều lần. Thế nhưng, đây chỉ là về mặt lý thuyết, còn về thực tế thì hầu hết lỗi này đều sẽ không bị nhận hình phạt.

Cú đá penalty gây ấn tượng nhất mọi thời đại

Cú sút penalty được giới chuyên gia cũng như cổ động viên đánh giá là đẹp mắt nhất trong lịch sử bóng đá thuộc về cầu thủ Norik Avdolyan đến từ câu lạc bộ Rubin Kazan. Tất cả xuất phát từ tình huống mà Rubin Kazan được hưởng pha đá phạt đền ở phút 52 khi gặp Ural

Pha sút penalty của Norik Avdolyan

Pha sút penalty của Norik Avdolyan

Norik Avdolyan chạy đà bình thường, tiếp đó thực hiện cú sút bóng kết hợp cùng một động tác nhào lộn trên không trung. Bàn thắng đến trong sự bất lực của thủ môn cũng như các cầu thủ Ural.

Như vậy, bài viết đã giới thiệu cho anh em những nội dung quan trọng liên quan tới câu hỏi penalty là gì? Từ đó, bổ sung thêm các thông tin chủ yếu nhằm giúp mọi người hiểu thêm về hình thức này.